KHU DI TÍCH HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG - HƯNG YÊN
Khu Di Tích Hải thượng Lãng Ông Hưng Yên:
Khu
di tích nằm tại thôn Liêu Xá, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, có quan hệ tới
Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác - Đại y tôn Việt Nam. Ông sinh năm 1720
mất năm 1791, quê tại Liêu Xá. Ông là nhà y học vĩ đại, nhà thơ, nhà văn
xuất sắc, một nhà tư tưởng tiến bộ thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân
đạo. Sau khi ông mất, nhân dân và giới y học cả nước suy tôn là bậc Y
Thánh của Việt Nam.
Qua hơn hai thế kỷ, tại Liêu Xá còn lưu giữ nhiều di tích quan hệ tới Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông:
Đền thờ tiến sĩ Lê Hữu Mưu: thân phụ Lê Hữu Trác. Tại đây còn sắc phong, câu đối, bia ký thế kỷ 18.
Nhà thờ Đại tôn: Nhà thờ dòng họ Lê tại Liêu Xá.
Chùa
Văn hay chùa Bà Sinh: Xây dựng từ thế kỷ thứ 17, trùng tu năm 1782, năm
Hải Thượng Lãn Ông từ quê ngoại về thăm quê nội. Tương truyền chùa do
cụ Lê Hữu Kiều, anh ruột Lê Hữu Trác hưng công xây dựng. Đây cũng là cơ
sở của Xứ ủy Bắc Kỳ thời kỳ 1942 - 1945 và là nơi in báo của Đảng.
Khu lăng mộ họ Lê: xây dựng từ thế kỷ 18.
Nhà lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông: xây dựng trên nền đất cũ của gia đình năm 1990.
Đình thôn Liêu Xá: xây dựng đầu thế kỷ 20.
Lễ
hội truyền thống tưởng niệm Đại danh y hàng năm được tổ chức vào ngày
15/1 âm lịch, ngày mất của Đại danh y. Từ năm 2000 ngày lễ tưởng niệm
này được chọn làm ngày truyền thống của những người làm công tác y dược
học cổ truyền Việt Nam.
CHÙA HIẾN - HƯNG YÊN
Chùa Hiến Hưng Yên:
“Cửa ngọc, tòa vàng, Phật đã đắp cao nền bảo hiện,
Thôn Hoa, chùa Hiến, sư càng mến cảnh luyện tâm kinh.” Chùa
Hiến có tên chữ Hán là “Thiên Ứng tự”, thuộc địa phận Phố Hiến Hạ, nay
là đường Phố Hiến, phường Hồng Châu, thị xã Hưng Yên. Tương truyền chùa
được xây dựng từ thời Trần, niên hiệu Thiên Ứng của vua Trần Thái Tông
(1232-1250), do Tô Hiến Thành, quan đại thần nhà Lý hưng công xây dựng.
Đến năm 1625, 1709 chùa được trùng tu lại.
Chùa Hiến có bố cục kiến
trúc kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm tiền đường, thiên hương, thượng
điện và ba mặt là hành lang. Giữa thượng điện là tượng Quan Âm Nam Hải ở
thế ngồi, có tám đôi tay, bố trí đăng đối. Đầu tượng đội mũ chạm hoa
cúc, sen, phù dung. Phía trước là tượng tứ vị bồ tát ngồi trên tòa sen,
khuôn mặt đầy đặn, trang nghiêm. Các pho tượng này đều có niên đại thế
kỷ 19. Việc thượng điện đặt ban thờ nổi bật tượng Quan âm cùng tứ vị bồ
tát thể hiện tâm lý sùng bái vị thần có nhiều phép cứu giúp chúng sinh
trên sông, biển. Đây là đặc điểm khác biệt trong bố cục thờ tự của chùa
Hiến so với các nơi khác, nơi nhiều thương nhân trong và ngoài nước đến
sinh sống, buôn bán.
Phía trước sân chùa Hiến có hai tấm bia đá lưu
giữ nhiều tư liệu lịch sử nói lên quá trình tụ cư của thương cảng Phố
Hiến. Tấm bia “Thiên ứng tự - Tân tự trùng tu thạch bi ký” niên đại Vĩnh
Tộ thứ 7 (1625) ghi việc hưng công tu sửa chùa, có thể xếp chùa vào
hàng thứ năm sau bộ “tứ đại khí” thời Lý. Bia ghi nhận “Phố Hiến Nam nổi
tiếng là nơi đô hội tiểu Tràng An của bốn phương” và trụ sở Ty Hiến sát
Trấn Sơn Nam đóng ở đất Hoa Dương. Tấm bia “Thiên ứng tự - bia ký công
đức trùng hưng” dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709) ghi việc góp công tu
sửa chùa, có 481 người có quê quán nhiều vùng khác nhau, trong đó có 56
người Trung Quốc. Qua đó chúng ta có thể hình dung được khung cảnh của
đô thị Phố Hiến, nơi hội tụ của nhiều cư dân đến buôn bán.
Chùa Hiến
còn nổi tiếng có cây nhãn Tổ, chính xác ra tên gọi là cây nhãn tiến,
nằm phía trước cửa chùa. Đây là cây nhãn đường phèn có dáng hình đẹp, mã
lụa, quả to, cùi dày, hương vị thơm ngon đặc sắc nhất. Mỗi mùa nhãn
chín, nhãn thường được chọn hái để dâng đức phật, cúng thần thành hoàng
và để quan lại địa phương tiến vua. Thân cây chính đã già cỗi, bọ ruỗng,
đổ chỉ còn một nhánh, được đắp vun gốc, chăm sóc phát triển thành cây
“hậu duệ”, hiện diện như một biểu tượng của giống nhãn đặc sản Phố Hiến -
Hưng Yên.
CHÙA HƯƠNG LÃNG - HƯNG YÊNChùa
Hương Lãng Hưng Yên: Chùa Hương Lãng có tên chữ là Thạch Quang Tự hay
còn gọi là chùa Lạng thuộc thôn Hương Lãng, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm.
Tương truyền chùa do Thái hậu Ỷ Lan xây dựng từ thế kỷ XI. Chùa có quy
mô lớn, gồm nhiều tòa, bố cục kiến trúc kiểu "nội công ngoại quốc". Từ
ngoài vào là Tam quan, có ba lối vào, rồi bậc tam cấp dẫn lên một nền
phẳng. Từ cấp này lên cấp thứ hai cũng có ba lối lên. Cấp thứ ba là khu
chính, bao gồm nhà tăng, nhà hội đồng, phật điện
Chùa Hương Lãng
hiện còn lưu giữ nhiều di vật thời Lý, rất đặc sắc và độc đáo. Giá trị
nổi bật là tượng sư tử, còn gọi là ông Sấm. Tượng được tạo bằng phiến đá
lớn, dài 2m80, rộng 1m50, cao 0m90 dùng làm bệ cho một pho tượng nào đó
nay không còn nữa. Hai đầu của phiến đá chạm khắc thành hình đầu và
phía sau của con sư tử. Mặt sư tử tạo tác dũng mãnh, mũi to căng tròn,
cặp mắt lồi như hai quả trứng, vầng trán cao. Mông sư tử căng tròn,
trang trí dày đặc hoa văn xoắn ốc và hoa cúc dây. Chùa có mười đôi tay
vịn bằng đá, chạm phượng và chồn, hoa cúc dây; bốn cột đá vuông bốn góc
đỡ các xà bằng đá của công trình trước đây, mười con chồn đá đặt ở các
bậc thềm. Cạnh đó có nhiều hoạ tiết trang trí như phượng vũ cánh, hoa
cúc dây mang nghệ thuật đời Lý cùng một tấm bia đá ghi lại việc trùng tu
chùa vào thế kỷ 16.
Tượng sư tử, các bức tay vịn bằng đá tại chùa là những tác phẩm điêu khắc đá vô giá của thời Lý hiện còn lại ở Việt Nam.
LÀNG NÔM - HƯNG YÊN |
Làng Nôm Hưng Yên: Làng Nôm còn có tên là Đại Đồng thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, là một trong số những làng hiếm hoi còn lưu giữ nhiều giá trị đậm nét về di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan kiến trúc, cảnh quan thiên nhiên, phong tục tập quán )... của nông thôn vùng ven châu thổ sông Hồng, sông Đình Dù chảy qua cầu đá cổ, một bên là làng Nôm, một bên là ngôi chùa Nôm cổ bảo tồn gần như nguyên vẹn hơn 100 pho tượng cổ. Bao bọc quanh làng Nôm vẫn còn nguyên những rặng tre xanh kĩu kịt gió đưa. Những con đường gạch đỏ son và những bờ rào duối hiếm hoi còn lại xen lẫn với dẫy bờ tường xây dẫn du khách vào các ngõ ngách của làng. Cùng với những ngôi nhà cổ, khu di tích đình chùa của làng Nôm càng tôn thêm vẻ đẹp cổ kính của làng quê. Chùa Nôm, tên tự là "Linh thông cổ tự" .. Chùa trước đây là ngôi đại tự hoành tráng thuộc miền Kinh Bắc, nay là Hưng Yên. Theo truyền thuyết thì xưa kia Chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ nằm trong quần thể di tích lịch sử gắn liền với quá trình thành lập làng Nôm. Đó là đình Tam Giang thờ vị tướng thời Hai Bà Trưng. Đó là cây cầu đá gồm 9 nhịp đầu rồng đã mấy trăm năm nay soi bóng xuống dòng sông Nguyệt Đức, nâng bước chân thiện nam tín nữ đến với chùa. Đó là làng nghề đúc đồng truyền thống nên trước cổng chùa từ xưa đã trở thành nơi họp chợ mua bán các nguyên liệu phục vụ làng nghề. Cây cầu đá chín nhịp dẫn lối vào làng Chùa Nôm được xây dựng từ bao giờ không ai còn nhớ.Theo 2 tấm bia lớn còn lưu lại tại đây thì chùa đã được xây dựng lại vào thời Hậu Lê, năm 1680 và được trùng tu nhiều lần sau đó, lần trùng tu mới nhất là vào năm 1998. Nét đẹp của làng Nôm còn thể hiện ở đời sống văn hóa của người trong làng. Ngoài ngày hội làng, những ngày đi lễ chùa, người dân làng, nhất là các cụ già cũng thường hôm sớm đến đình chùa làm công quả để tô điểm cho cảnh quan đình chùa, cảnh làng ngày càng đẹp hơn trong mắt du khách thập phương khi dừng chân ghé đến. CHÙA NỄ CHÂU - HƯNG YÊNChùa Nễ Trâu Hưng Yên: Chùa Nễ Châu còn có tên gọi là Thụy Ứng Tự, nằm ở thôn Nễ Châu, xã Hồng Nam, huyện Tiên Lữ. Phía trước cửa chùa là đường phố Hiến, trước kia vốn là khu vực chợ Nễ Châu, địa danh cuối của phố Hiến hạ - Trung tâm thương cảng phố Hiến thời phồn thịnh. Chùa được xây dựng từ cuối thế kỷ thứ 10, gắn với truyền thuyết về bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh, vợ vua Lê Hoàn. Khi Lê Hoàn về đóng quân trấn ải ở đây chống quân xâm lược nhà Tống, đã lấy bà làm vợ. Bà giúp nghĩa quân cất giấu lương thảo, chăm lo hậu cần. Giặc tan, bà xin ở lại phụng dưỡng cha mẹ và đi tu tại chùa làng. Lê Hoàn cử Giới Quốc Công về xây dựng chùa. Khi bà mất, nhà vua cho lập đền thờ ngay phía trước cổng chùa. Trải qua 10 thế kỷ, chùa đã được tu sửa nhiều lần. Khoảng thế kỷ 17, chùa được tu sửa lớn, năm 1926 có tu sửa lại, nhưng mẫu dạng kiến trúc của thế kỷ 17 vẫn còn giữ được tới nay. Nổi bật về giá trị nghệ thuật điêu khắc chùa Nễ Châu là bộ tượng Tam Thế và tượng Tuyết Sơn có niên đại thế kỷ 18. Tượng được tạo tác cân đối, đường nét sống động thể hiện trình độ nghệ thuật tạo hình khá cao. |