Quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Ảnh: ST
Nghị định quy định, trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán nợ do doanh
nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả gốc, lãi và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu trái phiếu.
Mục đích phát hành trái phiếu nhằm thực hiện các chương trình, dự án đầu tư
của doanh nghiệp; tăng quy mô vốn hoạt động và cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp.
5 nguyên tắc phát hành trái phiếu Việc phát hành trái phiếu được thực hiện theo 5 nguyên tắc sau:
1- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn;
2- Các hoạt động phát hành trái phiếu phải đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;
3- Việc phát hành trái phiếu để cơ cấu lại nợ phải đảm bảo nguyên tắc không phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế để cơ cấu lại nợ bằng đồng Việt Nam;
4- Đối với phát hành trái phiếu để đầu tư cho các chương trình, dự án, doanh nghiệp phát hành phải đảm bảo duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu là 20% trong tổng mức đầu tư của chương trình, dự án;
5- Đối với trường hợp doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc
tế, ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về vay và trả nợ nước ngoài.
Có 2 loại hình trái phiếu doanh nghiệp là trái phiếu chuyển đổi (do công ty cổ phần và công ty TNHH phát hành) và trái phiếu không chuyển đổi (do công ty cổ phần phát hành).
Kỳ hạn trái phiếu từ 1 năm trở lên Trái phiếu doanh nghiệp có kỳ hạn từ 1 năm trở lên. Doanh nghiệp phát hành quyết định kỳ hạn trái phiếu trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn và công bố tại phương án phát hành.
Mệnh giá tối thiểu của trái phiếu trong nước là 100.000 đồng, các mệnh giá khác là bội số của 100.000 đồng.
Đối với việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp phát hành xây dựng phương án phát hành trái phiếu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận theo quy định. Phương án phát hành trái phiếu phải có dự kiến đồng tiền phát hành và thanh toán trái phiếu, dự kiến nhà bảo lãnh phát hành, tư vấn pháp lý, các đại lý liên quan, kế hoạch bố trí nguồn vốn, phương thức thanh toán gốc, lãi và xử lý các rủi ro tài chính…
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/12/2011.