Giá xăng tại Việt Nam tăng giảm không theo giá thế giớiTrong khi giá dầu thế giới tăng gần 8% thì cùng thời kỳ giá xăng tại VN tăng 27,4%.
>Thiếu minh bạch trên thị trường xăng dầuViệc so sánh giữa giá dầu và giá xăng có thể là không
hợp lý, nhưng về cơ bản việc giá dầu giảm sẽ làm giá xăng thành phẩm
cũng sẽ giảm theo một độ trễ nhất định. Nhưng ở Việt Nam giá xăng lại
không có sự tăng giảm đồng bộ.
Những đợt tăng giá và giảm giá xăng của Việt Nam (VN) gần đây đã chứng minh sự không hợp lý trong cách điều hành giá xăng dầu.
Dưới đây là dẫn chứng có tính trạng đó.
Qua biểu đồ trên ta thấy được sự biến động của giá xăng Việt Nam và giá dầu trên thế giới từ đầu năm 2011 đến nửa đầu 2012.
Bây giờ chúng ta đi vào phân tích diễn biến giá xăng của Việt Nam và giá dầu trên thế giới, để thấy rõ điều gì đang xảy ra?.
Tôi sẽ chia thời kỳ trên thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: 3 tháng đầu của năm 2011 (20/1-20/4)Giá dầu thế giới tăng mạnh trong 3 tháng này từ mức 90
USD/thùng lên khoảng 112 USD/thùng (có nghĩa là giá dầu đã tăng 24,4%)
và trong khoảng thời gian này giá xăng trong nước tăng 2 đợt từ
16.400đ/lít lên 21.300đ/lít (tăng 29.9%).
Như vậy có thể thấy ở giai đoạn 1 sự tăng giá tương
đồng của giá xăng trong nước và giá dầu thế giới, tuy nhiên giá xăng
trong nước tăng cao hơn 5,5% so với giá dầu thế giới.
Giai đoạn 2: từ tháng 5/2011 - 1/2012.Nhìn vào biểu đồ ta thấy, nửa đầu của giai đoạn từ
tháng 5/2011 - 1/2012 (6 tháng) giá dầu thế giới giảm liên tiếp từ 112
USD/thùng xuống còn khoảng 85 USD/thùng (giảm 24%) nhưng giá xăng trong
nước chỉ từ 21.300đ/l xuống 20.800đ/l (giảm 500đ/l tức là chỉ 2,3%) ?.
Nửa sau của giai đoạn 2 thì giá dầu thế giới tăng trở
lại về mức khoảng 100 USD/thùng và giá xăng Việt Nam giữ nguyên ở mức
20.800đ/l.
Thoạt nhìn thì có thể thấy hợp lý trong cả giai đoạn
khi mà giá dầu giảm rồi lại tăng và giá xăng trong nước giữ nguyên. Thế
nhưng giai đoạn đầu giá dầu giảm sâu tới 24% mà trong nước chỉ giảm
500đ/l (2,3%) thì có nghĩa là người dân và doanh nghiệp đã mất đi lợi
ích rất lớn từ đợt giảm giá này.
Giai đoạn 3: từ tháng 10/2011 - 5/2012 Giai đoạn này chứng kiến sự biến động không tương xứng giữa giá xăng trong nước và giá dầu thế giới.
Từ tháng 10/2011 - 3/2012, khi giá dầu thế giới tăng
từ 100 lên 110 USD/thùng (tăng 10%) thì giá xăng trong nước tăng tương
ứng là từ 20.800 lên 22.900đ/l, nghĩa là tăng thêm 2.100đ/l (tăng
10.1%), có vẻ hợp lý!.
Nhưng từ tháng 3/2012 - 20/4/2012, trong khi giá dầu
thế giới biến động dưới ngưỡng 107 USD/thùng (giảm 3 USD/thùng tức giảm
gần 3%) nhưng giá xăng trong nước lại tăng 1000đ/l (4,4%). Điều này cho
thấy sự bất hợp lý trong diễn biến giá xăng của nước ta.
Và khi giá dầu giảm mạnh xuống mức 98 USD (giảm
10USD/thùng, khoảng 9,3%) thì khi đó giá xăng mới giảm từ 23.800 xuống
23.300đ/l (giảm được 500đ/l tức 2.1%). Lại thêm một bất hợp lý nữa trong
giai đoạn này.
Như vậy, tính trong toàn giai đoạn từ đầu năm 2011
đến tháng 5/2012 giá xăng trong nước tăng 4 lần với tổng mức tăng là
8000đ/l và giảm 2 lần mỗi lần 500đ/l, tức là so với đầu năm 2011 giá
xăng trong nước tăng 7000đ/l (tăng tới 42,7%).Trung bình cả 3 giai đoạn là 20.900đ/l (tăng 27,4%)
trong khi giá dầu trung bình cả 3 giai đoạn là 97 USD/thùng (so với 90
USD/thùng tại thời điểm 1/2011) tức là tăng 7 USD/thùng (khoảng gần 8%).
Trong khi nhà điều hành luôn nói rằng giá xăng trong
nước sẽ diễn biến theo giá thị trường nhưng có lẽ chỉ đúng khi giá dầu
tăng (thậm chí xăng trong nước tăng cao hơn) còn khi giảm thì giá gần
như giữ nguyên.
Đỗ Văn Cường
http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/2012/05/gia-xang-tai-viet-nam-tang-giam-khong-theo-gia-the-gioi/