Vấn đề là việc phối hợp giữa Việt Nam / Philippines đứng
trước tình thế lưỡng nan (prisoner s'dilemma) là, nếu "anh" không
sẵn sàng bảo vệ "tôi" khi tôi bị chèn ép, thì chính vì điều đó, tôi cũng
sẽ không sẵn sàng bảo vệ anh, khi anh bị chèn ép. >>
Biển Đông: Giành thời cơ, thoát hiểm hoạ>>
Cuộc chơi chèn ép chủ quyền song phương của Trung Quốc ở Biển ĐôngTính đa phương trong cuộc chơi chèn ép song phương về chủ quyềnHợp tác đa phương giữa các quốc gia nhỏ,
chống lại sự chèn ép bởi quốc gia lớn trong vùng, là điều tự nhiên,
nhưng khó thực hiện. Lấy ví dụ, Trung Quốc gây hấn với tàu thuyền của
Philippines gần Bãi Cỏ rong (Reed Bank). Nhưng điều đó chưa đụng chạm
trực tiếp đến lợi ích của Việt Nam, vốn muốn giữ tình láng giềng hữu hảo
với Trung Quốc. Ngược lại, việc Trung Quốc cắt cáp thăm dò dầu khí của
tàu Bình Minh 02, cũng không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của
Philippines, trong khi nước này vẫn có lợi ích thương mại và bang giao
với Trung Quốc về nhiều mặt.
Vì lẽ đó, tại hội nghị an ninh khu vực
Shangri-La tại Singapore, người ta chứng kiến sự phản đối đồng thời của
cả Việt Nam và Philippines trước hành động gây hấn của Trung Quốc. Nhưng
đây không phải là hành động phối hợp trong một "Mặt trận thống nhất",
như điều mà Thượng nghị sĩ Mỹ McCain đã nêu tại Washington sau đó, vào
ngày 20/06/2011. Vì vậy, cho đến nay, bản chất của cuộc chơi chèn ép
song phương do Trung Quốc tiến hành vẫn không thay đổi. Cùng với nó là
sự mất mát đơn phương về chủ quyền của Việt Nam / Philippines vẫn chưa
có chuyển biến tích cực. Ví dụ, ngay sau khi hội nghị cấp cao về an ninh
khu vực Shangri-La vừa kết thúc, Trung Quốc ngay lập tức cho 3 tầu bán
vũ trang cố tình tấn công, cắt cáp tàu Viking 02 của Việt Nam.
Vấn đề là việc phối hợp giữa Việt Nam /
Philippines đứng trước tình thế lưỡng nan (prisoner s'dilemma) là,
nếu "anh" không sẵn sàng bảo vệ "tôi" khi tôi bị chèn ép, thì chính vì
điều đó, tôi cũng sẽ không sẵn sàng bảo vệ anh, khi anh bị chèn ép. Sự
hình thành một Mặt trận thống nhất trong khu vực, do đó, đòi hỏi có sự
nhất trí và hợp tác đủ rộng và đủ chặt về nhiều mặt giữa các thành viên
có liên quan (economies of scale and scope in coordination mechanism).
Những chuyển biến tích cựcChính ở điểm này, sự tham dự của Mỹ,
Nhật, và cả Nga, Ấn Độ, như là một đối trọng với Trung Quốc để gìn giữ
an ninh khu vực, chứ không phải đối đầu về quân sự, là vô cùng quan
trọng. Cụ thể là sau khi Thượng nghị sỹ Jim Webb lên tiếng kêu gọi
Quốc hội Hoa Kỳ phải có động thái tương thích trước các hoạt
động của Trung Quốc tại Biển Đông, thì tính phối hợp của các nước
trong khu vực và quốc tế đã có một sự chuyển biến tích cực. Diễn biến
của hội thảo về Biển Đông tại Washington hôm 20 -21/06/2011 thể hiện
điều đó.
Từ hội thảo này, một cơ chế an ninh và
hợp tác đa phương, nhằm dàn xếp hòa bình các tranh chấp tại Biển Đông,
đã bắt đầu được hình thành. Cơ chế an ninh đó là nhằm thúc đẩy: (i) Các
bên phải có hành động kiềm chế, không sử dụng vũ lực trên không và trên
biển để giải quyết tranh chấp. (ii) Hình thành một mặt trận thống nhất
hành động nhằm gìn giữ sự ổn định trong khu vực. (iii) Mỹ cần có hành
động phối hợp một cách đúng lúc, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, nhằm ngăn
chặn xung đột tiềm tàng. Sự phối hợp này có thể bao hàm việc tập trận
chung nhằm duy trì an ninh hàng hải, cho đến việc giúp các nước trong
vùng triển khai các
hệ thống cảnh báo sớm, xây dựng hệ thống phòng thủ chống lại nguy cơ xảy ra xâm
lược vũ trang. (iv) Tăng khả năng cam kết của Mỹ với việc bảo vệ an
ninh khu vực và trật tự hàng hải quốc tế. Nói rõ hơn: "Mỹ chấp nhận hay
không chấp nhận những tuyên bố nào, cũng như chúng ta (Mỹ) sẵn sàng ủng
hộ những hành động nào" (McCain, 20/06/2011).
Cần nhắc lại là, việc bảo vệ an ninh khu
vực và tự do an toàn hàng hải trên Biển Đông là một dạng hàng hóa công
(public goods). Thiếu vai trò của siêu nhà nước, như Mỹ và Nhật, thì sẽ
có quá ít sự đảm bảo về ổn định khu vực và an toàn hàng hải. Cụ thể là
khi Philippines cho nhổ các cột đá do Trung Quốc dựng trên bãi đá thuộc
vùng biển của mình, hay Malaysia cho máy bay ra đuổi tầu đánh cá Trung
Quốc xâm phạm lãnh hải của Malaysia, thì các nước này thực tế đã cung
cấp hàng hóa công. Theo nghĩa, hành động của họ ngăn cản Trung Quốc xâm
hại lãnh thổ và chủ quyền biển đảo của nước mình, tự nó mang tính răn đe
việc Trung Quốc đi xâm hại một nước khác trong khu vực.
Bên cạnh đó, sự trả lời được cho là cứng rắn nhất của Thủ tướng Việt Nam tại Nha Trang sau vụ việc Bình minh 02, cũng như
sự đáp trả của báo Đại đoàn kết của Việt Nam trước lời đe dọa sử dụng vũ lực của
Trung Quốc vào ngày 21/06/2011 trên tờ Hoàn Cầu, lại là một tín hiệu
khích lệ Philippines thể hiện thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền của
mình*.
Tàu Viking 2 của Việt Nam bị cắt cáp chỉ vài ngày sau Đối thoại Shangri-La. |
Tuy nhiên, việc từng nước nhỏ cung cấp
hàng hóa công, hay tự vệ đơn phương như vậy, không bao giờ là đủ để ngăn
chặn sự chèn ép. Vấn đề là các nước khác trong vùng có thể ngồi yên,
hưởng lợi từ việc các nước "tiền tuyến" phải đơn phương đứng ra bảo vệ
chủ quyền, mà hệ quả là sẽ đem lại sự ổn định hơn tại Biển Đông, nếu họ
thành công. Ngược lại, nếu họ bị suy yếu đi, thì các nước còn lại đã nằm
sẵn trong một trật tự mới đang dần được thiết lập, mà không bị tổn
thất gì (free ridding).
Tình thế lưỡng nan trong hợp tác khu
vực (prisoners' dilema) và động cơ hưởng lợi trên nỗ lực của nước khác
(free ridding), khiến cho vai trò phối hợp của Mỹ, Nhật, và các nước như
Nga, Ấn Độ, càng trở nên không thể thiếu được, dù không dễ dàng. Tuy
nhiên, sau Hội thảo Biển Đông tại Washington, chúng ta có thể kỳ vọng về
một sự cam kết cao hơn của Mỹ và đồng minh trong việc bảo vệ chủ quyền
của Philippines. Chúng ta cũng có thể kỳ vọng một sự hỗ trợ đúng lúc và
hiệu quả của Mỹ, Nhật và các nước khác cho Việt Nam, trước tuyên bố hiếu
chiến của Trung Quốc trên tờ Hoàn cầu. Cụ thể là Mỹ, Nhật và Nga có thể
giúp nâng cao khả năng phòng thủ và cảnh báo sớm của Việt nam trên
không, trên biển đảo, và trên đất liền.
Cần nhấn mạnh rằng, vai trò của Mỹ, Nhật
và cộng đồng quốc tế không phải là làm tăng sự đối đầu về quân sự. Vai
trò chính là phải đưa ra những phản ứng kịp thời, phù hợp với bối cảnh
cụ thể, tới đúng đối tác cụ thể, nhằm ngăn chặn khủng hoảng khu vực và
thúc đẩy nỗ lực hợp tác.
Trong bối cảnh có sự khác biệt về ý thức
và khả năng bảo vệ chủ quyền giữa các nước trong khu vực; cộng với sự
khó khăn về kinh tế sau khủng hoảng của cả Mỹ, Nhật và Tây Âu; bên cạnh
một Trung Quốc đang lên; liệu một cơ chế an ninh quốc tế có tính đa
phương có hình thành được không? Điều này đòi hỏi chúng ta phải nhìn sâu
hơn vào những thay đổi có thể diễn ra của cuộc chơi chèn ép, khi có sự
tham dự của bên thứ ba - Mỹ, Nhật và các nước khác như Nga, Ấn Độ.
Trung Quốc và hai cuộc chơi liên đớiTrong cuộc chơi chèn ép song phương đã mô tả ở trên, điểm mạnh của
Việt nam / Philippines là công lý đứng về phía mình. Tính phiêu lưu
trong chiến lược chèn ép của Trung Quốc là nó ngày một đẩy Mỹ và các
đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Tây Âu, bao gồm cả Úc, vào thế phải đối
đầu với Trung Quốc trong một cuộc cạnh tranh về tự do hàng hải. Cụ thể
là xung đột trong tương lai về quyền tự do lưu thông và an ninh hàng hải
ở Tây Thái Bình Dương, một khi Việt Nam / Philippines và các nước trong
khu vực bị mất dần chủ quyền và rơi vào quỹ đạo của Trung Quốc.
Như vậy, song song với cuộc chơi chèn ép các nước nhỏ, Trung Quốc
tiến hành một cuộc chơi khác, giành thế và lực trong cuộc cạnh tranh hay
đối đầu trong tương lai về trật tự khu vực với Mỹ, Nhật, Úc và cả các
nước khác như Nga, Ấn Độ.
Xét ở thời điểm hiện tại, hai cuộc chơi này không phải là không liên
đới nhau (Multi-game linkage). Cụ thể là, trước sự chèn ép hay đe dọa
quân sự của Trung Quốc, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, mà Mỹ và Nhật
đóng vai trò quan trọng, sẽ cho phép Việt Nam / Philippines "lấy ít địch
nhiều, lấy yếu thắng mạnh". Một khi sức mạnh tự vệ của Việt Nam /
Philippins tăng lên, thì sẽ làm tăng thế và lực của cộng đồng quốc tế,
đứng đầu là Mỹ, trong cuộc chơi thứ hai nhằm bảo vệ trật tự khu vực.
Điểm nhấn trong sự kết nối giữa hai cuộc chơi này chính là tính chính
nghĩa. Hành động của Trung Quốc càng bạo ngược, càng phi đạo lý, thì vị
thế của nó trong khu vực càng giảm. Theo nghĩa, sự liên kết giữa các
nước nhỏ với Mỹ và đồng minh nhằm bảo vệ chủ quyền và ổn định khu vực
càng tăng. Ngược lại, mọi chuyển biến tích cực từ phía Trung Quốc, tự nó
sẽ làm giảm nhiệt trong khu vực. Ví dụ cụ thể là việc Trung Quốc vừa
tái khẳng định giải quyết tranh chấp bằng thương lượng với Việt Nam vào
ngày 26/06/2011. Nhưng nỗ lực ngoại giao đó sẽ chỉ làm Việt Nam xích lại
gần Mỹ hơn, một khi Trung Quốc lại có hành động không tương thích với
lời nói.
Phân tích trên đây cho thấy, cuộc chơi chèn ép chủ quyền song phương
mà Trung Quốc tiến hành với nước nhỏ hơn trong vùng đã thay đổi về bản
chất. Bây giờ, nó bị kết nối với cuộc chơi khác, nhằm xác định trật tự
hàng hải giữa Trung Quốc và Mỹ, mà chủ yếu là xác định rõ quyền tự do
lưu thông và an toàn hàng hải qua Biển Đông.
Trong cuộc chơi ghép nối - chèn ép chủ quyền và xác định trật tự hàng
hải - việc Trung Quốc tôn trọng thỏa thuận ở cuộc chơi đầu sẽ tạo sự
giảm nhiệt ở cuộc chơi sau. Cụ thể là nó làm giảm sự tranh giành quyền
ảnh hưởng tại khu vực giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong hoàn cảnh đó, sự ổn
định ở khu vực được duy trì: Việt Nam / Philippines không mất gì; Mỹ
không can dự gì và Trung Quốc cũng không chiếm đoạt được gì về chủ quyền
hay quyền tự do lưu thông hàng hải của các nước khác. (Theo ngôn ngữ
của cuộc chơi chèn ép, các bên đều nhận 0 điểm).
Trong một lựa chọn khác, Trung Quốc có thể tiếp tục gây hấn, chèn ép
Việt Nam / Philippines, bất kể hậu quả là phải đối mặt với Mỹ trong cuộc
giằng co về ảnh hưởng khu vực và trật tự hàng hải. Vấn đề là, Trung
Quốc có tham vọng lớn muốn siết chặt con đường biển chiến lược, mà hiện
có tới 80 phần trăm dầu nhập khẩu của Trung Quốc và hơn 1/3 giá trị
thương mại toàn cầu đi qua đó.
Tuy nhiên, một chiến lược tiếp tục gây hấn để kiểm soát sẽ không còn
là lựa chọn tốt cho Trung Quốc, ít ra là vào bây giờ. Sức mạnh răn đe
của Mỹ hiện đang chiếm ưu thế khiến cho Trung Quốc khó có thể gây ra một
cuộc xung đột song phương, mà ngay lập tức có thể biến thành xung đột
khu vực. Tổn thất về kinh tế do con đường hàng hải chiến lược bị phong
tỏa và mất mát về ngoại giao do bị cô lập trong vùng có thể là quá lớn.
Trong hoàn cảnh đó, có thể xem như Trung Quốc bị lùi một bước trong
chiến lược lập trật tự mới trong vùng (mất 1 điểm).
Ngược lại, Mỹ sẽ được lợi khi dựa vào sức mạnh quân sự hiện có để duy
trì trật tự hiện hữu và hưởng lợi từ quyền tự do và an toàn hàng hải ở
Tây Thái Bình Dương. Nói khác đi, Mỹ thắng 1 điểm.
Nói như vậy để thấy, Mỹ sẽ không ngồi yên, nếu Trung Quốc gây hấn tới
mức đe dọa sự ổn định khu vực và an toàn hàng hải. Nếu vậy, thì Trung
Quốc cũng sẽ không thể gây hấn, nếu tính đến tổn thất phải trả. Trong
tương quan đó, Việt Nam / Philippines sẽ phối hợp phòng thủ với Mỹ nếu
có xung đột xảy ra với Trung Quốc. Tổn thất sẽ ít hơn nhiều so với ngồi
yên để chịu Trung Quốc gặm nhấm dần chủ quyền của mình. Nói vắn tắt,
chủ ý gây xung đột quân sự với Việt Nam như lời đe dọa trên tờ Hoàn cầu
Thời báo là chưa có khả năng xảy ra.