DIỄN ĐÀN - TIN TỨC HƯNG YÊN
DIỄN ĐÀN - TIN TỨC HƯNG YÊN
DIỄN ĐÀN - TIN TỨC HƯNG YÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
DIỄN ĐÀN - TIN TỨC HƯNG YÊN

KẾT NỐI ĐỒNG HƯƠNG - HƯỚNG VỀ NGUỒN CUỘI
 
Trang ChínhPortalGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» CEO Group tuyển thực tập sinh, tuyển du học sinh tại Nhật Bản 097.666.1800
Những Địa Danh Đất Hưng yên: Phần 1 EmptyThu Dec 05, 2013 9:38 am by xoaicat1

» Tuyển du học Nhật Bản 2014
Những Địa Danh Đất Hưng yên: Phần 1 EmptyThu Nov 28, 2013 2:06 pm by huyhung833

» Tuyển lao động sang Úc làm việc
Những Địa Danh Đất Hưng yên: Phần 1 EmptyTue Oct 15, 2013 3:09 pm by huyhung833

» Tuyển gấp Đầu bếp, thợ làm bánh sang Úc Làm việc
Những Địa Danh Đất Hưng yên: Phần 1 EmptyFri Oct 11, 2013 5:36 pm by huyhung833

» NHNN giảm tiếp 1% các lãi suất chủ chốt
Những Địa Danh Đất Hưng yên: Phần 1 EmptyFri May 10, 2013 2:48 pm by Kentada

» GIỚI THIỆU VỀ KHOA KIẾN TRÚC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHU VĂN AN
Những Địa Danh Đất Hưng yên: Phần 1 EmptyTue Mar 19, 2013 8:58 am by nguyenkuong

» NGÔI TRƯỜNG MỚI CỦA THẦY VÀ TRÒ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHU VĂN AN
Những Địa Danh Đất Hưng yên: Phần 1 EmptyThu Mar 14, 2013 8:22 am by nguyenkuong

» TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHU VĂN AN THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM 2013
Những Địa Danh Đất Hưng yên: Phần 1 EmptyTue Mar 12, 2013 1:58 pm by nguyenkuong

» Tút ảnh chụp thành tranh vẽ siêu "cool" bằng Photoshop - TH27
Những Địa Danh Đất Hưng yên: Phần 1 EmptySat Feb 23, 2013 9:45 pm by Kentada

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Diễn Đàn
Affiliates
free forum


 

 Những Địa Danh Đất Hưng yên: Phần 1

Go down 
Tác giảThông điệp
Kentada

Kentada


Tổng số bài gửi : 279
Points : 857
Reputation : 3
Join date : 14/06/2011
Đến từ : Kim Động

Những Địa Danh Đất Hưng yên: Phần 1 Empty
Bài gửiTiêu đề: Những Địa Danh Đất Hưng yên: Phần 1   Những Địa Danh Đất Hưng yên: Phần 1 EmptyWed Sep 14, 2011 9:28 am

ĐỀN HÓA DẠ TRẠCH - HƯNG YÊNNhững Địa Danh Đất Hưng yên: Phần 1 2727872n_ha_d7840_tr7840ch
Đền
Hóa Dạ Trạch Hưng Yên: Đền Hoá Trạch còn có tên gọi là đền Dạ Trạch,
thuộc thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, thờ Chử Đồng Tử -
Tiên Dung - Hồng Vân Công chúa. Tương truyền, đền Hóa Dạ Trạch được xây
dựng trên nền cao của lâu đài thành quách xưa, ngay sau khi Chử Đồng Tử -
Tiên Dung hóa về trời.
Vào cuối thế kỷ 19, đền được trùng tu tôn
tạo, do công sức đóng góp của nhân dân tổng Vĩnh và người chỉ huy xây
dựng là tiến sĩ Chu Mạnh Trinh.
Đền Hóa Dạ Trạch lưu giữ nhiều cổ
vật như sắc phong, hoành phi câu đối, đại tự. Đặc biệt là chiếc nón và
cây gậy - phép biến hóa của Chử Đồng Tử dùng để cứu nhân độ thế. Tượng
cá chép, gọi là ông “Bế”, “Bế ngư thần quan”, tạo hình cá chép đang hóa
rồng. Chuông “Dạ Trạch Từ chung” (Chuông đền Dạ Trạch), đúc năm Thành
Thái thứ 14 (1902) ghi lại quá trình trùng tu di tích.
Tương truyền,
khi quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ thất thế, Nguyễn Trãi đến đền
Hóa Dạ Trạch cầu đảo được thần báo mộng vào Lam Sơn, phò Lê Lợi chống
giặc Minh xâm lược.
Trong quần thể di tích còn có đầm Dạ Trạch. Đây
là dấu tích của khu đầm Dạ Trạch rộng lớn trước đây, nơi Dạ Trạch Vương
Triệu Quang Phục đóng quân doanh chống quân Lương xâm lược (thế kỷ 6)
thắng lợi.
Hàng năm, đền Hóa Dạ Trạch có bốn tiết chính: ngày 4/1
(âm lịch), ngày sinh của Tiên Dung công chúa; 10/2 ngày sinh của Hồng
Vân công chúa; 12/8 ngày sinh Chử Đồng Tử; 17/11 ngày kỵ thánh. Lễ hội
chính diễn ra từ ngày mùng 10 đến 12 tháng 2 (âm lịch), kỷ niệm ngày
sinh Hồng Vân công chúa.
Mở đầu là nghi thức rước nước từ sông Hồng
về lễ thánh. Đám rước uy nghi, rồng vàng dẫn đầu, hội rước cờ, trống,
phường bát âm, múa sinh tiền, bát bửu, kiệu long đình, kiệu chóe nước,
kiệu đặt nón, gậy, kiệu “Bế ngư thần quan”, ba kiệu rước Chử Đồng Tử,
Tiên Dung, Hồng Vân công chúa. Đám rước tới sông Hồng cũng là lúc thuyền
rồng bên bãi Tự Nhiên (xã Tự Nhiên - Thường Tín - Hà Tây) ra chào đón,
cùng tham gia hội. Trên sông cờ xí rợp trời, rồng vàng uốn lượn, tiếng
hát, tiếng đàn, tiếng trống rộn ràng thúc. Một bô lão cao tuổi trong
làng thận trọng múc từng gáo nước đổ vào chóe.
Theo định kỳ cứ ba
năm Dạ Trạch rước giao hiếu với Từ Hồ vào ngày 11. Đoàn rước ở lại tế lễ
một đêm, sau đó rước về. Nếu khóa hội này Từ Hồ rước kiệu xuống tham
gia tế lễ thì khóa sau Dạ Trạch rước kiệu lên. Đám rước tế tại khu vực
đền Yến (khu vực đình, chùa Từ Hồ, tương truyền là nơi ông bà ăn yến
tiệc trước khi về hóa tại Dạ Trạch). Năm hội nào Từ Hồ rước giao hiếu
xuống Dạ Trạch, thì Dạ Trạch tổ chức rước du vào buổi sáng ngày 11. Đám
rước qua thôn Đức Nhuận, Đông Kim, qua vườn ngô, bãi mía, thăm đầm Dạ
Trạch để tưởng nhớ tới làng quê trù phú, lâu đài thành quách khi xưa.
Trong
ngày hội tổ chức hát trống quân, quan họ, ca trù và nhiều trò chơi dân
gian như đập niêu đất, đi cầu kiều, bắt vịt trong ao, bịt mắt bắt dê…
ĐỀN MẪU - HƯNG YÊNNhững Địa Danh Đất Hưng yên: Phần 1 2727872n_m7850u
Đền
Mẫu Hưng Yên: Đền Mẫu nằm trên địa bàn phường Quang Trung, thị xã Hưng
Yên. Đây là một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Phố Hiến.
Bên phải đền là hồ Bán Nguyệt, phía trước là sông Hồng, Bến Đá - nơi
thuyền cập bến buôn bán tại Phố Hiến xưa.
Đền Mẫu thờ bà Quý Phi họ
Dương nhà Tống (Trung Quốc), được người đời tán xưng là Dương Thiên Hậu,
Mẫu Nghi Thiên Hạ. Theo truyền thuyết, vào thế kỷ XIII khi quân Nguyên
xâm lược nhà Tống, vua và hoàng tộc xuống thuyền chạy về phương Nam. Vì
không chịu khuất phục trước sự truy bức của quân Nguyên, vua Tống và một
số người trong hoàng cung nhảy xuống biển tự tận. Thi thể của Dương Quý
Phi trôi dạt về vùng cửa sông Phố Hiến, được nhân dân chôn cất chu đáo.
Người nội thị của triều đình Bắc quốc là quan thái giám họ Du trong cơn
loạn lạc tới Phố Hiến, được nhân dân địa phương giúp đỡ đã tập hợp
những người Hoa lánh nạn hưng công xây dựng đền thờ, lập làng Hoa Dương.
Khi thái giám mất, dân làng tôn làm thành hoàng làng, ngôi mộ được giữ
gìn trong khuôn viên của đình Hiến.
Qua nhiều lần trùng tu, quy mô
đền như hiện nay là lần tu sửa năm Thành Thái thứ 8 (1897), kiến trúc
hoàn chỉnh gồm: tam quan, thiên hương, tiền tế, trung từ, hậu cung. Tòa
tiền tế, trung từ có nhiều bức cốn chạm khắc đề tài tứ linh, tứ quý. Hậu
cung có tượng Dương Quý Phi cùng hai người hầu là Kim Thị và Liễu Thị,
niên đại thế kỷ 17-18. Tượng Quý Phi được tạo tác sống động, nét mặt
trang nghiêm, đôn hậu. Dưới ban thờ có dấu tích một cái giếng nhỏ. Tương
truyền giếng vốn là “rốn biển”, khi biển lùi xa để lại dấu tích cùng
với hồ Bán Nguyệt cho nên nước giếng luôn đầy vơi theo nước hồ. Trong
đền lưu giữ nhiều di vật quý như kiệu võng, long đình, long sàng, long
kỷ có niên đại thế kỷ 18-19 và 15 đạo sắc phong từ triều Lê đến Nguyễn,
cùng nhiều bức hoành phi, câu đối, đại tự ca ngợi tấm gương trung trinh
tiết liệt của Quý Phi.
Đền Mẫu cũng nổi tiếng bởi có cây sanh, si,
đa cổ thụ ngót tám trăm năm ở phía trước cửa đền. Ba thân cây quấn lấy
như hòa vào làm một, thân rễ quấn quýt làm thành thế kiềng ba chân vững
chãi, cành lá vươn cao xum xuê che phủ cho toàn bộ ngôi đền, tạo ra cảnh
trí thâm nghiêm huyền bí.
Lễ hội truyền thống đền Mẫu tổ chức từ
ngày 10 đến 13 tháng 3 âm lịch. Mở đầu là buổi tế long trọng do các quan
viên làng Mậu Dương thực hiện. Hôm sau tổ chức rước nước từ sông Hồng
về làm lễ mục dục. Buổi rước sôi động nhất là rước liềm và rước du.
Rước
liềm tổ chức vào ngày 12/3, đám rước xuống đình Hiến và trở về đền
chính. Đi đầu là cờ, trống chiêng, long đình, bát bửu, lộ bộ, có đội múa
lân, múa rồng. Đám rước đi một đoạn thì dừng lại để biểu diễn múa cờ.
Bốn thanh niên cầm 4 cờ, múa theo nhịp trống, lúc nhanh, lúc chậm. Sau
mỗi tiếng trống, người múa cờ “hứ” một tiếng to và dài (nên được gọi là
trò “tùng hứ”).
Đám rước du được tổ chức vào ngày hôm sau. Đám rước
đi quanh phố. Đi trong đám rước cũng như hôm rước liềm. Trong đám rước,
rồng vàng uốn lượn từ đầu đến cuối đám rước, có múa “Con đi đánh bồng”.
Đám rước đi đến đâu hai bên đường các gia đình đốt pháo nổ không dứt.
Trong
ngày hội, sân đền tổ chức thi đấu cờ, quân cờ là nam thanh nữ tú. Tổ
chức thi đấu tổ tôm điếm, chọi gà; buổi tối hát chầu văn.
ĐỀN PHẠM CÔNG TRỨ - HƯNG YÊN
Đền
Phạm Công Trứ: Phạm Công Trứ, người làng Liêu Xuyên, tổng Liêu Xá,
huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, nay thuộc thôn Thanh
Xá, xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Ông sinh ngày 17 tháng 3
năm Kỷ Hợi (1599) trong một gia đình nho học, cha là Phạm Cai, mẹ là
Nguyễn Thị Liên. Ngay từ nhỏ ông tỏ ra rất ham học, phong độ giản dị,
tính tình cương trực và nhân hậu. Được sự chăm sóc, dạy dỗ chu đáo của
cha mẹ, lại được quan Huấn đạo Nguyễn Hiền (người ở xã An Tháp, cùng
huyện) giúp đỡ, nên Phạm Công Trứ đã sớm nổi tiếng giỏi thơ, văn. Lớn
lên, được vào học ở trường huyện Đường Hào (ông có học cả võ bị) và được
xếp vào bậc "Nhiêu học" (tiên tiến xuất sắc bây giờ).
Năm 29 tuổi,
Phạm Công Trứ đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ, xuất thân khoa Mậu Thìn, niên
hiệu Vĩnh Tộ thứ 10 (1628) đời vua Lê Thần Tông (1619- 1643), được giao
giữ chức Thái thượng Tự khanh ở Hàn Lâm viện. Cả sự nghiệp và cuộc đời
của ông gắn liền với việc xây dựng và phò tá triều Lê-Trịnh thế kỷ XVII.

Năm Tân Mùi (1631), ông được giao giữ chức Hiến sát sứ trấn Thanh
Hóa. Năm Kỷ Mão (1639) ông giữ chức Phủ Doãn phủ Phụng Thiên (thủ đô Hà
Nội ngày nay), rồi làm Tham chính Tự khanh, được phép tham gia bàn luận
việc Nội phủ. Năm Dương Hòa thứ 8 (1642) ông được thăng lên Tán lý đạo
Sơn Nam, coi giữ việc binh. Trong hai năm Quý Mùi (1643) và Giáp Thân
(1644) ông được lệnh tham gia phối hợp với Trịnh Tạc (1657-1682) đem
quân đánh dẹp quân Nguyễn Phúc Lan ở phía Nam và quân Mạc ở phía Bắc. Do
có công lớn, năm Ất Dậu (1645), Phạm Công Trứ được giao chức Phó Đô ngự
sử, gia phong tước Khánh Yến Bá. Ông đã cùng Nguyễn Duy Thì dẹp được
cuộc nổi loạn của Trịnh Sâm, được triều đình trọng thưởng và thăng chức
Ngự sử đài chính chưởng.
Phạm Công Trứ còn đề ra nhiều chính sách
cải cách quản lý nhà nước và ông là một nhà chính trị xuất sắc. Năm Vĩnh
Thọ thứ ba (1660) ông đã dâng sớ xin kiện ước văn-võ, thưởng phạt
nghiêm minh... khi giữ chức Tham tụng, ông đã nêu rõ phép "khảo khóa"
(cất nhắc quan lại, ban điều lệ giáo hóa, khen thưởng phân minh, xét lại
sổ đinh điền, định lại ngạch thuế...). Những việc sắp đặt của ông được
chúa Trịnh chấp nhận để ổn định trị an xã tắc. Người đương thời khen ông
là vị quan đa tài, liêm khiết. Năm Tân Sửu (1661) vâng lệnh triều đình,
ông đem đại quân đi đánh dẹp lực lượng cát cứ Nguyễn Phúc Tần nổi dậy ở
vùng Thuận Hóa. Thắng trận trở về ông được phong hàm Thiếu Bảo, tước
Quận công. Để giáo dục kẻ sỹ, mở mang Nho học, tuyển chọn nhân tài cho
đất nước, năm Nhâm Dần (1662) triều đình cử ông quản lý Văn miếu Quốc Tử
Giám và làm tham tụng phủ Chúa Trịnh. Thời gian này, ông còn cho xây
dựng bia Tiến sĩ tại huyện Đường Hào (quê hương ông) để khích lệ tinh
thần học tập của nhân dân địa phương.
Cảm công lao to lớn của ông,
vua Lê Huyền Tông (1663- 1671) đã tấn phong "Đặc tiến Kim tử Vinh lộc
Đại phu, Lễ bộ Thượng thư, kiêm Đông các Đại học sĩ, Thiếu Bảo Yến Quận
công, Thượng trụ quốc thượng, trật Phạm Công Trứ khả vi Đặc tiến Kim tử
Lại bộ Thượng thư".
Năm Cảnh Trị thứ ba (1665) đời vua Lê Huyền
Tông, Phạm Công Trứ được Tây Vương Trịnh Tạc giao cho việc khảo đính
(phụ trách sửa chữa và xem xét) lại bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư. Ông
đã cùng với Hồ Sỹ Dương, Nguyễn Quốc Khôi, Đặng Công Chất, Đào Công
Chính, Vũ Duy Đoán... khảo, đính toàn bộ bộ sách này, chép từ họ Hồng
Bàng đến Ngô sứ quân (thế kỷ X) làm bộ "Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn
thư"; từ thời Đinh Tiên Hoàng đến Thái tổ Cao Hoàng đế (Lê triều) làm bộ
"Đại Việt sử ký bản kỷ toàn thư", theo trước tác của sử gia Ngô Sỹ
Liên. Đây là một đóng góp rất lớn cho quốc sử nước nhà. Cũng trong thời
gian này, ông đã biên soạn sách "Bốn mươi bảy điều giáo hóa" bổ sung cho
Hình luật, xây dựng đạo đức góp phần giữ vững kỷ cương phép nước.
Vào
năm Đinh Mùi (1667) và Kỷ Dậu (1669), Phạm Công Trứ cùng chúa Trịnh Căn
đánh bại quan Mạc tại Cao Bằng, chặn đứng âm mưu của nhà Thanh định
mượn cớ "Phù Mạc, diệt Lê" xâm lược nước ta.
Sau 40 năm phục vụ đất
nước, năm Mậu Thân (1668) vua đã phong ông làm "Quốc Lão", được tham dự
các việc cơ mật trong triều. Cũng thời gian này ông đã xin nghỉ hưu ba
lần mới được chấp nhận. Khi về, ông được thăng Thái Bảo, chúa Trịnh đã
tặng ông đôi câu đối thêu vào cờ:

"Điền đỉnh nại, nhiếp âm dương, triều đình trụ thạch.
Hoàn quy mô, định hiệu lệnh, quốc gia đống lương."


(Nêm canh định vạc, điều hoà khí âm dương, làm cột đá cho triều đình.
Định ra các hiệu lệnh, hoàn thành được quy mô, là rường cột của Nhà nước.)

Đến năm Quý Mùi (1673) triều đình lại mời ông ra làm Tể tướng, coi việc sáu bộ, tham tán việc cơ mật.
Ngày
28 tháng 10 năm ất Mão (1675) Phạm Công Trứ qua đời tại quê nhà, thọ 76
tuổi. Triều đình cho xây dựng đền thờ ông, vua Lê thương tiếc phong
tặng "Thái tể, thụy là Trung Cầu".
Cả cuộc đời, ông đã đóng góp công
lao xây dựng triều đình, đất nước trong mọi lĩnh vực như chính trị,
quân sự, văn học, sử học, pháp luật... Phạm Công Trứ đều có những cống
hiến quan trọng, là rường cột của nước nhà. Công lao đó được Phan Huy
Chú, trong "Lịch triều hiến chương loại chí" viết: "... Ra đương việc
nước 19 năm (ông) đặt ra phép tắc, sửa soạn kỷ cương; đè nén những kẻ
cậy thế, nhũng loạn; yêu chuộng người có phong cách tiết tháo... có đức
tốt, có công lao sự nghiệp, là bậc hiền tể thứ nhất sau đời Trung
Hưng..." hay như trong Gia phả họ Phạm có viết: "... ông là một nhà
chính trị đại tài, lái hai con thuyền phong kiến trong lúc khó khăn...".

Ngày nay, hàng năm hai lần nhân dân địa phương cùng các con cháu
trong dòng họ lại tế lễ, mở hội vào ngày 17 tháng 3 âm lịch (kỷ niệm
ngày sinh) và ngày 28/10 (ngày mất) nhằm ôn lại truyền thống hào hùng
của ông.
Về Đầu Trang Go down
https://hungyen.catsboard.com
 
Những Địa Danh Đất Hưng yên: Phần 1
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những Địa Danh Đất Hưng yên: Phần 2
» Danh Nhân Hưng Yên
» PHẦN MỀM XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU CHUYÊN NGHIỆP

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN - TIN TỨC HƯNG YÊN :: Lịch Sử Quê Hương-
Chuyển đến